Nguyên nhân Sa tử cung (sa dạ con) sau sinh và dấu hiệu nhận biết

10% phụ nữ tại Việt Nam mắc bệnh sa tử cung, phần lớn là những phụ nữ ở độ tuổi 40 - 60 tuổi. Bệnh càng tiến triển nặng, càng dễ kèm theo biến chứng sa cơ quan vùng chậu, viêm loét âm đạo. Nhưng rất nhiều chị em lại có tâm lý e ngại, mặc cảm, tự ti, và có tâm lý giấu bệnh, bỏ lỡ thời gian “vàng” điều trị. Hãy nắm bắt ngay các dấu hiệu nhận biết bệnh sa tử cung dưới đây để điều trị bệnh kịp thời. 

1. Bệnh sa tử cung (sa dạ con) là gì?

Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con, sa sinh dục. Bệnh xảy ra khi các cơ và dây chằng của sàn chậu bị căng ra và suy yếu, không còn đủ để giúp nâng đỡ tử cung. Kết quả là tử cung bị tụt xuống thành âm đạo và trong một số trường hợp nặng thì tử cung có thể lộ ra bên ngoài âm đạo. Khi cơ và dây chằng suy yếu, không chỉ tử cung mà cả bàng quang và trực tràng cũng có thể sa vào âm đạo. (Theo wikipedia)

bệnh sa tử cung sau sinh
Hình ảnh tử cung bị sa xuống âm đạo

Sa tử cung không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, lao động và đặc biệt là các rắc rối trong quan hệ vợ chồng. Chính vì thế, phụ nữ mắc phải căn bệnh này thường có tâm lý e ngại, mặc cảm và giấu bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh sa dạ con

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sa tử cung sau sinh có thể kể đến bao gồm:

  • Lao động quá sức sau khi sinh
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường
  • Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu
  • Các can thiệp y khoa trong khi sinh như sinh mổ, dùng thuốc oxytocin, phẫu thuật nội soi…
  • Táo bón sau sinh, rặn trong khi đi đại tiện làm tăng áp lực ổ bụng
  • Thừa cân hoặc béo phì

Ngoài các nguyên nhân trên, thì còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị sa tử cung sau sinh như:

  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Mang thai ở độ tuổi cao
  • Mang thai nhiều lần
  • Sinh khó khiến tử cung co thắt trong thời gian quá lâu
  • Bất thường ở nhau thai

3. Dấu hiệu sa tử cung sau sinh

Trên thực tế, đối với những trường hợp sa tử cung ở mức độ nhẹ, triệu chứng của bệnh không rõ ràng nên người bệnh dễ lơ là, chủ quan, không thăm khám.

Các dấu hiệu sa tử cung sau sinh hay cách nhận biết sa tử cung khi bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng, thì người bệnh có thể cảm nhận được như sau:

  • Cảm giác như có vật gì đó ở trong âm đạo
  • Cảm giác căng tức, nặng ở vùng chậu
  • Rối loạn tiểu tiện không kiểm soát, hoặc tiểu khó
  • Rối loạn đại tiện
  • Cảm giác chật chội khi quan hệ tình dục
  • Có khối lồi ra ngoài âm đạo có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Nếu có các biểu hiện trên, nhất là đối với phụ nữ sau sinh, có các yếu tố làm tăng nguy cơ sa tử cung và làm gián đoạn các hoạt động bình thường thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xác định chính xác tình trạng bệnh.

các cấp độ của bệnh sa tử cung

Tuỳ vào mức độ sa xuống mà sa tử cung chia thành 3 cấp độ khác nhau

Bệnh sa tử cung được sử dụng một hệ thống phân loại được gọi là hệ thống POP-Q để đo mức độ sa theo xăng-ti-mét (cm). Được chia ra làm 3 giai đoạn sa tử cung theo các mức độ mà tử cung sa xuống thành âm đạo. 

  • Cấp độ 1: Tử cung bắt đầu có hiện tượng sa xuống ống âm đạo.
  • Cấp độ 2: Tử cung trượt đến gần cửa âm đạo, có thể chạm vào được tử cung khi đưa tay vào âm đạo
  • Cấp độ 3: Tử cung nhô ra bên ngoài âm đạo, có thể nhìn thấy được.

Ở cấp độ 1 và 2 thì người bệnh có thể sử dụng các cách điều trị sa tử cung ở mức độ nhẹ để gia tăng khả năng phục hồi bệnh. Nhưng nếu như giữ tâm lý e ngại không muốn thăm khám, không muốn điều trị sớm thì sa tử cung có thể chuyển biến nặng thành cấp độ 3 (tử cung sa hẳn ra bên ngoài) và kèm các biến chứng nguy hiểm. 

4. Cách nhận biết sa tử cung

Sa tử cung tiến triển rất nhanh nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi thấy các dấu hiệu sa tử cung. Như đau căng tức bụng dưới dù không phải tới kỳ kinh nguyệt, cảm thấy nặng, vướng vùng âm đạo,... thì cần phải kiểm tra để xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị sớm nhất

Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp tay của mình để kiểm tra mức độ sa của tử cung. Cách nhận biết sa tử cung bằng tay này rất đơn giản với một vài thao tác như sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành kiểm tra, nên sử dụng bao tay y tế để ngăn tình trạng viêm nhiễm xảy ra
  • Đưa 1 ngón tay vào trong tử cung để bắt đầu kiểm tra.
  • Nếu như chạm thấy cục thịt lồi trong âm đạo ở vị trí đốt ngón tay thứ 2 thì có thể là sa tử cung độ 1 còn nếu như ở vị trí đốt ngón tay thứ 1 thì có thể sa tử cung đang phát triển ở mức độ 2. Cấp độ sa tử cung càng cao thì mức độ càng nặng, khi chạm thấy có cục thịt lồi ở cửa âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài nhìn thấy được thì có nghĩa là sa tử cung đã tiến triển sang mức độ 3, mức độ nặng nhất.

Xác định tình trạng bệnh để có hướng điều trị sa tử cung sớm và nhanh nhất

chat zalo

Nhưng để xác định bệnh chính xác nhất, chị em cần tới các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra sa tử cung. Tại đây các bác sĩ sẽ chẩn đoán kết hợp giữa đánh giá triệu chứng và tiến hành kiểm tra vùng chậu để cho kết quả.

Để xác định được người bệnh có bị sa tử cung hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu, dùng dụng cụ mỏ vịt để quan sát bên trong âm đạo, kiểm tra cổ tử cung và tử cung. Trong quá trình kiểm tra đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện:

  • Rặn giống như khi đi ngoài để bác sĩ có thể đánh giá được tử cung đã sa tới mức độ bao nhiêu
  • Thít chặt cơ sàn chậu giống như khi nhịn tiểu để đánh giá độ chắc của cơ sàn chậu

Sau khi xác định được mức độ tình trạng sa tử cung bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khắc phục phù hợp nhất. Việc điều trị cần thực hiện càng sớm càng tốt để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm của sa tử cung.

>> Xem thêm: Siêu âm có phát hiện sa tử cung không

5. Biến chứng của sa tử cung cần đặc biệt lưu ý

Các biến chứng của sa tử cung cực kỳ nguy hiểm và để lại hệ lụy khôn lường tới sức khỏe sinh sản của người bệnh.

5.1. Loét âm đạo

Những người bị sa tử cung cấp độ 3 thì rất dễ bị loét âm đạo. Bởi khi này tử cung đã bị sa xuống tận cửa mình cọ xát với quần áo thông qua hoạt động di chuyển. Đây chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và phát triển tạo hiện tượng loét âm đạo.  

5.2. Sa cơ quan khác vùng xương chậu

Biến chứng của sa tử cung nguy hiểm nhất chính là sa cơ quan khác vùng xương chậu - sa sinh dục. Đây là hiện tượng tụt của các cơ quan vùng xương chậu như bàng quang, trực tràng theo tác động sa tụt của tử cung. 

Sa thành âm đạo trước với túi bàng quang kéo dài, bàng quang lồi ra phía trước đè chèn lên âm đạo sẽ dẫn tới tình trạng khó khăn trong việc đi tiểu. Về lâu về dài điều này sẽ gây nên nhiễm trùng đường nước tiểu không hề mong muốn. Còn những người bị sa trực tràng thì lại dẫn tới việc đi tiêu gặp nhiều khó khăn.  

5.3. Viêm nhiễm diện rộng

Những người có sức đề kháng kém, khi bị cọ xát dẫn tới viêm loét, không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm diện rộng. Bao gồm viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,...nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và có thể dẫn tới tử vong.

biến chứng sa tử cung gây viêm nhiễm diện rộng

Sa tử cung gây ra biến chứng lây lan viêm nhiễm diện rộng

5.4. Vô sinh

Những người bị sa tử cung nặng, khối sa bị viêm loét, hoại tử,...thì việc cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ hoàn toàn là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ tính mạng cho người bệnh. Khi tử cung bị cắt bỏ thì đồng nghĩa với việc người bệnh không còn khả năng mang thai nữa. 

==> Biến chứng của sa tử cung rất nguy hiểm nên người bệnh cần phải cực kỳ lưu tâm khi thấy cơ thể mình có điều bất thường. Nếu để bệnh diễn biến nặng mới bắt đầu điều trị và điều trị dự phòng thì điều này là vô nghĩa. Do đó, ngay từ trước và sau quá trình mang thai phụ nữ cần phải phòng bệnh sa tử cung một cách triệt để.

6. Đối tượng có nguy cơ cao

Sa dạ con có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào, kể cả người trẻ tuổi chưa từng sinh nở cũng có thể bị sa dạ con. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra hơn đối với phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi có cơ dây chằng bị lão hóa, suy yếu, ngoài ra estrogen suy giảm sau khi mãn kinh cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sa tử cung.

Vậy thì sau sinh bao lâu thì bị sa tử cung? Điều này phụ thuộc hầu hết vào cơ địa và thời gian nghỉ dưỡng sau sinh của các mẹ. Thông thường thì 3 tuần sau sinh hoặc muộn nhất là 1 tháng thì dạ con sẽ bắt đầu co lại. Đối với các mẹ sinh mổ thì thời gian có thể kéo dài hơn. 

Nhưng nếu như các mẹ không nghỉ dưỡng đầy đủ, lại gắng sức, dùng lực lớn tác động lên vùng chậu sau khi sinh thì rất dễ bị sa tử cung. Điều này rất dễ hiểu, bởi lúc này tử cung chưa được phục hồi, các cơ dây chằng đang chịu tổn thương, lại dùng lực tác động lên khu vực đó thì chắc chắn sẽ tạo thương tổn lớn và hậu quả dẫn tới sa tử cung. 

Vì thế, sau khi sinh các mẹ cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, có thể rèn luyện các bài tập cơ sàn chậu (kegel) kết hợp với xoa bóp bụng dưới nhẹ nhàng. Hãy cho con bú để kích thích tuyến vú giúp tử cung co lại nhanh chóng. Sau sinh nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh sẽ giúp bạn phòng tránh được tình trạng sa tử cung. 

Đâu là giải pháp loại bỏ sa tử cung phù hợp với bạn?

Kết nối ngay với chuyên gia để được tư vấn

hotline tư vấn

7. Phương pháp điều trị sa tử cung hiệu quả

Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng xấu dần theo thời gian. Có nghĩa là càng để lâu thì bệnh càng nặng và không có khả năng tự phục hồi. Tuy nhiên, có một số biện pháp để có thể làm cải thiện các triệu chứng.

Việc chữa trị sa tử cung sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa dạ con của bạn. Ở một số trường hợp, tăng cường cơ sàn chậu bằng các bài tập và thay đổi lối sống có thể mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị bệnh sa tử cung

Lưu ý, hoạt động tình dục không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sa tử cung.

7.1. Đối với trường hợp mắc sa tử cung độ 1, độ 2

Khi mắc sa tử cung độ 1, 2, trường hợp khối sa vẫn nằm trong âm đạo thì người bệnh có thể sử dụng các bài tập kegel tăng cường cơ sàn chậu để giúp tăng cường độ đàn hồi, dẻo dai của các cơ giúp nâng đỡ tử cung.

Trong điều kiện cơ thể cho phép và chuẩn bị đủ tài chính, người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật treo tử cung. Phương pháp phẫu thuật treo tử cung nhằm hướng tới việc tái tạo cơ dây chằng nâng đỡ tử cung, hạn chế tình trạng sa xuống. Tuy nhiên, phương pháp này có điểm yếu là chi phí cao, phụ thuộc lớn vào cơ địa của người bệnh và phẫu thuật xong người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sa tử cung. 

7.2. Đối với trường hợp mắc sa tử cung độ 3, chuyển biến nặng

Khi bệnh ở mức độ nặng, sử dụng các bài tập đã gần như không còn hiệu quả. Giải pháp được các bác sĩ đưa ra thường sẽ là phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Có thể tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung. Cho dù sử dụng thủ thuật nào đi chăng nữa thì cắt bỏ tử cung đồng nghĩa với người bệnh sẽ không còn khả năng sinh sản, không thể mang thai và sau phẫu thuật có thể mắc các thay đổi về nội tiết và tâm sinh lý. 

cắt bỏ tử cung điều trị sa tử cung

Cắt bỏ tử cung thì người phụ nữ sẽ không còn khả năng mang thai

> Xem thêm: Cắt bỏ tử cung ảnh hưởng như thế nào đến chị em phụ nữ?

8. Biện pháp phòng ngừa sa tử cung

Hiện tượng sa tử cung sau sinh liên quan tới các cơ dây chằng bị suy yếu trong quá trình mang thai và sinh nở. Bệnh cũng gây ra nhiều khó khăn, phiền toái cho cuộc sống của phụ nữ. Vậy làm sao để không bị sa tử cung

Chia sẻ về vấn đề phòng tránh sa tử cung sau sinh, Th.s bác sĩ Nguyễn Thị Hằng - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh khuyên người bệnh hãy cố gắng:

  • Thực hiện các bài tập kegel thường xuyên. Các bài tập này giúp tăng cường cơ sàn chậu nâng đỡ các nội tạng trong đó có tử cung, đặc biệt quan trọng sau khi sinh con.
  • Điều trị và ngăn ngừa táo bón. Táo bón làm tăng áp lực vùng bụng, gây ra nguy cơ sa tử cung nhất là thời điểm sau sinh khi các cơ suy yếu, lỏng lẻo. Hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón.
  • Sinh đẻ trong độ tuổi từ 22-29. Độ tuổi 22-29 được coi là độ tuổi sung mãn và thích hợp cho việc sinh nở, giúp giảm nguy cơ sa tử cung bằng các cơ dây chằng lúc này có khả năng đàn hồi tốt, chưa bị lão hóa.
  • Tránh vận động nặng nhọc sau khi sinh. Sau khi sinh cần được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh mang vác vật nặng để các cơ vùng chậu được co trở lại như ban đầu.
  • Lưu ý khi sinh đẻ. Khi sinh cần được các cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ, không để thời gian chuyển dạ kéo dài và được khâu tầng sinh môn nếu rách trong khi sinh.

9. Bí quyết "đẩy lùi" sa tử cung không cần phẫu thuật

Bạn đang kiếm tìm phương pháp điều trị sa tử cung? Bạn đang mong muốn loại bỏ cảm giác nặng nề, khó chịu, đau rát vùng âm đạo một cách an toàn hiệu quả? Sử dụng phương pháp đông y chính là giải pháp đẩy lùi bệnh an toàn hiệu quả nhất hiện nay mà bất cứ chị em nào cũng không nên bỏ qua, nhất là những chị em chưa sinh nở. 

Phương pháp đông y hướng tới sự kết hợp của các loại thảo dược tự nhiên quý hiếm tác động sâu vào Can - Tỳ - Thận. Từ đó có sẽ thẩm thấu, gia tăng khả năng điều chỉnh phần huyết, loại trừ tổn thương ở hai mạch nhâm – xung. Dần dần phục hồi cơ năng dây chằng đưa tử cung đang bị sa về vị trí ban đầu. Nhờ có sự bổ trợ của thuốc đông y, cơ thể sẽ được nâng cao sức đề kháng hơn, cải thiện nội tiết tố và giữ cho tử cung khỏe mạnh. 

Được nghiên cứu phát triển dựa trên nguyên lý điều trị đó, sản phẩm Ích Khí Thăng Dương của PQA chính là dành cho bạn. Sản phẩm đã được chứng minh là có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ phục hồi cơ dây chằng, giúp tử cung co về vị trí ban đầu một cách tự nhiên, an toàn.

ích khí thăng dương

PQA Ích Khí Thăng Dương - Giải pháp phục hồi sa tử cung hiệu quả

PQA Ích Khí Thăng Dương được nghiên cứu phát triển từ bài thuốc cổ phương “Bổ trung ích khí thang” với 100% thành phần dược thảo tự nhiên, đem lại tác động: 

  • Thanh nhiệt, giải độc, hết viêm nhiễm nấm ngứa.
  • Tăng trương lực cơ CO HỒI sa tử cung hiệu quả
  • Tăng cường sức khỏe sinh dục
  • Cải thiện khô hạn âm đạo, làm đẹp từ bên trong
  • Phục hồi chức năng đa tạng, ngăn ngừa tái phát sa tử cung

Ngay từ khi ra mắt trên thị trường, sản phẩm PQA Ích Khí Thăng Dương đã được các chuyên gia đầu ngành nhận định, đánh giá cao về hiệu quả.

Như vậy, khi sử dụng Ích khí Thăng Dương từ 5-10 ngày đầu, bạn sẽ thấy lượng khí hư được đẩy ra bên ngoài nhiều hơn. Đây là quá trình đào thải ban đầu để giúp các chất dịch trong tử cung được loại bỏ - đây cũng là nguyên nhân khiến cho trình trạng sa tử cung trở nên nặng hơn. 

> Tìm hiểu ngay: Ích Khí Thăng Dương PQA co hồi sa tử cung như thế nào?

Sau khi sử dụng liệu trình đầu tiên bạn sẽ thấy các chứng trạng sa tử cung giảm bớt. Tình trạng căng tức bụng dưới giảm hẳn, tình trạng viêm nhiễm âm đạo không còn. Đối với những người mắc sa tử cung nặng thì phải sử dụng Ích Khí Thăng Dương kiên trì theo đúng và đủ liệu trình. 

Tùy vào tình trạng bệnh, chuyên gia PQA sẽ đưa ra liệu trình phù hợp cho từng người. Trong suốt quá trình sử dụng, Dược sĩ PQA cũng sẽ thường xuyên gọi điện, chăm sóc, căn chỉnh liều dùng cho bệnh nhân để sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất. Mọi thông tin của người bệnh đều được bảo mật tuyệt đối

Kết nối với chuyên gia qua zalo NGAY TẠI ĐÂY

chat zalo

Để được tư vấn, bạn vui lòng bấm số hotline 0818.288.717 hoặc để lại thông tin ở phần TRÒ CHUYỆN (dưới góc phải màn hình), Dược sĩ PQA sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí.

Hãy luôn lưu ý rằng phát hiện các dấu hiệu sa tử cung càng sớm càng tăng khả năng điều trị phục hồi, giảm thiểu các biến chứng do bệnh gây ra. Các mẹ sau sinh cũng cần lưu ý các nguyên nhân sa tử cung để chăm sóc bản thân, phòng tránh bệnh kịp thời và có được cơ thể khỏe mạnh nhất. 

Tìm kiếm trên mạng cả ngày không bằng nghe CHUYÊN GIA tư vấn 5 phút!!!

chat với chuyên gia ngay

Nguồn bài viết: https://thuocnampqa.vn/benh-sa-tu-cung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm bệnh sa tử cung

PQA Ích Khí Thăng Dương - Hiệu quả cho người bị Sa tử cung

Khám hen suyễn ở đâu TPHCM? Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín